5 MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG NGÀY TẾT TỐT CHO SỨC KHỎE

Thứ năm - 27/12/2018 08:36
Ẩm thực ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam. Những món ăn không thể thiếu của Việt Nam trong dịp Tết nguyên Đán đó là bánh chưng xanh, dưa hành muối, thịt gà luộc....
 
2018 12 27 8 29 16


Bánh chưng ngày Tết

Bánh chưng là món không thể thiếu trong cỗ Tết đầu xuân. Trong bánh chưng có các thành phần có tính chất bổ dưỡng mà bao lâu nay chúng ta ăn khen ngon nhưng chưa hiểu hết vai trò và tác dụng của bánh chưng trong ngày Tết.

2018 12 27 8 11 19

Bánh chưng xanh

Gạo nếp: Đông y gọi là Đạo mễ, Nhu mễ hay Dự mễ có vị ngọt tính ấm, mềm dẻo, mùi thơm, có tác dụng ích thận khí, bổ gan, làm cho gan mật lưu thông, tỳ vị mạnh lên để nuôi dưỡng toàn thân và làm mạnh gân cốt.

Đậu xanh: Đông y gọi đậu xanh là Lục đậu có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ tỳ vị, tim, gan, giải được các độc chất trong thức ăn.

Thịt lợn: Đông y gọi thịt lợn là Trư nhục, có vị ngọt tính ấm, có tác dụng bổ thận tráng dương, phần thịt mỡ có tác dụng hấp thu và đào thải rượu;

Hạt tiêu: Đông y gọi hạt tiêu là hồ tiêu, vị cay tính đại ôn, có tác dụng làm ấm tỳ vị, kích thích tiêu hóa, giáng khí, trừ đờm, trị chứng đau bụng do hàn tích, ăn vào không tiêu hóa. 

Dưa hành ngày Tết

2018 12 27 8 13 17

 Dưa hành muối

Theo Đông y, dưa là món ăn nổi tiếng có vị cay, nóng, có tác dụng thông dương khí đào thải uế khí, giải độc, làm lưu thông khí huyết, kinh lạc. Nó còn có tác dụng làm ấm tỳ vị và tiêu hóa chất mỡ. Có tác dụng làm giảm đau các khớp khi bị nhiễm lạnh. Dưa hành muối cũng là một món ăn dân giã luôn có mặt trong mâm cơm Tết của người miền Bắc.

Dưa hành - món ăn truyền thống tốt cho sức khỏe không thể thiếu những ngày Tết của người miền Bắc.

Canh măng ninh chân giò

Trong đông y, măng được cho là có vị ngọt hơi đắng, măng mang tính hàn và không độc. Măng có tác dụng điều hòa tỳ vị, thanh nhiệt, tiêu đờm. Măng còn giúp trị chứng khí nghịch gây nôn ọe, ho đờm.

2018 12 27 8 15 46

Canh măng ninh chân giò

Ngoái ra, theo Đông y, chân giò lợn có tác dụng bổ thận, bổ tỳ vị giải nhiệt, trị đơn độc. Hai món đó ninh nhừ ăn trong ngày Tết vừa bổ dưỡng, ngon miệng lại dễ tiêu hóa, trừ được đờm dãi. Khi hai món ăn này kết hợp thành món canh măng ninh chân giò thì phát huy tác dụng tiêu đờm, bổ thận rất tốt cho sức khỏe.

Vịt tần thuốc Bắc

Vịt tần thuốc Bắc là món ăn không thể thiếu ở các địa phương ở vùng Nam Trung bộ. Thịt vịt vừa bổ tỳ vị, bổ thận lại có tính mát kết hợp với các vị trong thuốc Bắc (đảng sâm, kỷ tử, hoài sơn, liên nhục, táo đỏ (đại táo), ý dĩ (đảng sâm bổ khí, kỷ tử bổ thận, liên nhục hoài sơn vừa bổ thận vừa bổ tỳ vị, ý dĩ, đại táo) để tần thành canh thì bát canh này càng tăng thêm tính bổ dưỡng.

2018 12 27 8 18 57

Vịt tần thuốc Bắc

Món ăn này để cúng tổ tiên nhưng cũng là món ăn bổ dưỡng, lại mang lộc đầu năm vào cho gia đình và cho mỗi người. Ở miền Nam Trung bộ, những ngày đầu xuân, nếu ai được ăn món này xem như là một sự may mắn.

Thịt gà

Theo Đông Y, thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng, lành mạnh phổi. Loại thịt này còn chữa băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận. Đặc biệt, thịt gà có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong hàn, suy yếu không hấp thu được thức ăn. Ngoài bổ khí huyết, thịt gà còn giúp trừ phong.

2018 12 27 8 20 21

Thịt gà luộc

Đây là loại thịt ngon, bổ dưỡng, nhưng không phải ai cũng biết rõ công dụng của đối với sức khỏe.

Theo các nhà dinh dưỡng học, ngoài những chất albumin, chất béo, thịt gà còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, photpho, sắt. Đây là loại thực phẩm chất lượng cao, cơ thể con người dễ hấp thu và tiêu hóa.

Ngoài ra, hàm lượng protein và phức hợp của amino axit trong thịt gà có ảnh hưởng tích cực đến não bộ, làm phấn chấn tinh thần, giảm sự lo lắng, stress cũng như có tác dụng cải thiện huyết áp và nhịp tim.

Tùy theo sở thích, bạn có thể chế biến thịt gà theo bất cứ công thức nào. Bạn cũng có thể hết hợp gà với nhiều nguyên liệu khác. Bạn có thể hầm gà với các vị thuốc như: táo tàu, kỷ tử, hải sâm, nhãn nhục, hoài sơn... hoặc nhồi cam thảo và ngải cứu vào gà ác.

Tác giả bài viết: Phương Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây